Font

Hà Nội cùng cả nước bước sang năm mới 2025 với khí thế mới và vận hội mới. Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Điều đặc biệt, ngày 01/01/2025, Luật Thủ đô bắt đầu có hiệu lực thi hành. Bên cạnh những kỳ vọng mới, Luật Thủ đô cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền Thành phố trong việc thực hiện đồng bộ nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của Nhân dân.

Trong ngày đầu tiên khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, Đài Hà Nội đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu xây dựng Luật Thủ đô. Bà cũng đã được vinh danh là "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024”.

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: “Cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ lại hình ảnh khi mà Quốc hội bấm nút thông qua Luật thủ đô, lúc đó cả hội trường đứng lên vỗ tay. Điều đố cho thấy rằng Luật Thủ đô  đã được mong chờ từ rất lâu. Không phải chỉ với đại biểu Quốc hội của Hà Nội, không phải chỉ với người dân Hà Nội mà đối với người dân cả nước nói chung bởi vì Thủ đô không phải của riêng Hà Nội mà là của cả nước. Các chính sách của Luật thủ đô đặc thù, vượt trội, đột phá thì cũng chính là những bước đi trước, những bước đi để có thể tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ của Thủ đô đóng góp cho cả nước”

Electronic device, Technology

Khi nói đến Luật Thủ đô thì có hai cụm từ gọi là cụm từ khóa xuyên suốt đó là, thứ nhất Đặc thù- Vượt trội- Đột phá. Cụm thứ hai là Phân cấp, phân quyền. Thủ đô là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, là một đô thị đặc biệt. Hà Nội có thế mạnh, tiềm năng, tiềm lực rất lớn nhất là về văn hóa, văn hiến, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, nhưng hệ thống các chính sách và quy định theo Luật Thủ đô 2012 chưa giải quyết được rât nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra. Từ đó đòi hỏi phải có nhiều quy định vượt trội để giải quyết được đặc thù của Thủ đô. Còn đột phá nhằm giải quyết những vấn đề mới.

Những quy định đặc thù, vượt trội, đột phá trong Luật Thủ đô nó thể hiện ở trong tất cả các lĩnh vực từ tổ chức chính quyền đến nguồn nhân lực để xây dựng Thủ đô. Từ kinh tế đầu tư cho đến văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ. Đặc biệt, nó phải giải quyết được những vấn đề nóng của thực tiễn Thủ đô.

Đơn cử, như chúng ta đã biết: để giải quyết vấn đề rất lớn và rất nóng đó là giao thông, môi trường, Luật Thủ đô lần đầu tiên có có quy định đột phá về phân vùng môi trường. Trong đó, phân ra 3 khu vực 1 là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, 2 là khu vực hạn chế phát thải, 3 là khu phát thải thấp. Cùng với những biện pháp rất cụ thể để hỗ trợ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp sinh sống trong các khu vực phát thải thấp đó, chuyển đổi phương tiện giao thông, chuyển đổi thói quen về nhận thức sử dụng các năng lượng sạch trong giao thông. Từ đó, thực hiện được mục tiêu cải thiện được môi trường sống của Thủ đô.

Font

PV: Một trong những nội dung mang tính đột phá trong Luật Thủ đô đó là quy định tổ chức chính quyền ở Hà Nội theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại. Cùng với những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về sắp xếp, tinh gọn bộ máy tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì những quy định về tổ chức chính quyền sẽ giúp Hà Nội hoạt động hiệu lực, hiệu quả như như thế nào?

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: Nghị quyết 15 của Bộ chính trị về định hướng phát triển thủ đô đến năm 2030 – 2045 chính là cơ sở chính trị pháp lý đầu tiên để chúng ta xây dựng Luật thủ đô sửa đổi này. Vì vậy, trong lĩnh vực về tổ chức bộ máy chính quyền cũng như là phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức, viên chức để tổ chức vận hành bộ máy đó luôn luôn thể hiện tinh thần của Nghị quyết 15 là tinh gọn, đồng thời hoạt động hiệu lực, hiệu quả đúng là thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trong khi chúng ta đang chuẩn bị tất cả những cái cần thiết để thực hiện triển khai Luật Thủ đô thì Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Trực tiếp Tổng bí thư đã chỉ đạo rất quyết liệt để chúng ta thực hiện tốt mục tiêu tinh gọn bộ máy. Trong Luật thủ đô, những quy định có tính chất là đặc thù, vượt trội và đột phá tỏng lĩnh vực này đã thể hiện ở những điểm chính sau:

Thứ nhất là sự phân quyền mạnh mẽ từ chính quyền thành phố đến chính quyền các cấp hành chính phía dưới để từng cấp chính quyền có thể thực hiện một cách chủ động trong lĩnh vực tổ chức. Ví dụ, chủ động trong việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính, các cơ quan chuyên môn và khối các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cho người dân mà không bị phụ thuộc hoàn toàn vào các quy định chung vì phải phản ánh được nhu cầu thực tiễn của thủ đô.

Thứ hai là chính quyền Thủ đô được phân quyền để chủ động trong việc xác định những biên chế cần thiết, xác định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ mà mới được phân quyền. Cụ thể, phải đáp ứng được yêu cầu chung của đất nước là tinh gọn, tinh giản được đội ngũ và nâng cao năng lực của đội ngũ vận hành đó.

Luật thủ đô có riêng 1 điều quy định về phân cấp và uỷ quyền giữa các cấp chính quyền của địa phương. Ví dụ, quy định về việc UBND có thể phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một số nhiệm vụ. Về hành chính, Chủ tịch UBND Thành phố có thể uỷ quyền cho Chủ tịch UBND cấp dưới và uỷ quyền cho thủ trưởng các cơ quan chuyên môn về thực hiện thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu của người dân theo nguyên tắc cấp nào gần dân nhất để cho cấp đó thực hiện, tự làm, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.

Font

PV: Vâng thưa tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, ngày 22/12, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban. Hà Nội là Thành phố sáng tạo và xác định đi đầu trong phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Vậy thưa tiến sĩ, chỉ đạo của Bộ Chính trị ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Luật Thủ đô cũng vừa bắt đầu có hiệu lực thi hành và có những quy định liên quan đến chủ trương quan trọng này?

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: Theo tôi, đây là một thời điểm được gọi là thiên thời, địa lợi, nhân hoà đối với việc ban hành và triển khai Luật thủ đô trong bối cảnh Đảng và Nhà nước thay đổi mạnh mẽ. Là một cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia luôn luôn là một lĩnh vực tiên phong. Theo Nghị quyết 57 của Bộ chính trị vừa nêu, những chỉ đạo của Nghị quyết đã cơ bản được thể hiện trong những chính sách, trong các quy định cụ thể Luật thủ đô. Ví dụ, chúng ta đã ưu tiên phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số ở Thủ đô, để nguồn lực được huy động từ tiềm năng thực có của Thủ đô với sự hiện diện của lực lượng tổ chức khoa học công nghệ, từ các viện nghiên cứu cho đến các trường đại học của Bộ, Ngành, Trung ương, Thủ đô.


Technology

Rất nhiều tiềm lực cho đến nay chưa được huy động, chưa được phát huy. Ví dụ, có rất nhiều nghiên cứu khoa học đổi mới công nghệ, nhưng chúng ta chưa có cơ chế đặc thù để chuyển giao những công nghệ ấy để đưa vào sản xuất , đưa ra thì trường để trở thành sản phẩn thương mại hoá để phục vụ cho dân sinh. Bởi, chúng ta đang vướng phải rất nhiều rào cản về mặt thể chế hiện nay, không chuyển giao được công nghệ, chưa có thị trường khoa học công nghệ đúng nghĩa.

Hiện nay, khi các cá nhân, tổ chức. tham gia thực hiện những nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm thì họ được nhận những ưu đãi như được giao quyền tự chủ với kinh phí, được khoán sản phẩm, nhận chuyển giao những khoa học công nghệ mà không phải bồi hoàn. Luật thủ đô lần đầu tiên có một quy định là cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, trong lĩnh vực giáo dục đại học, giáo dục nghề được phép tham gia thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp khởi nguồn. Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập đó được tham gia vận hành, quản lý chính doanh nghiệp mà do tổ chức mình thành lập.

Luật thủ đô đã có quy định gọi là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các giải pháp công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Qua quá trình thử nghiệm qua sự giám sát chặt chẽ của cơ quan về khoa học công nghệ thì nó xác định được khả năng áp dụng trong đời sống. Hiện nay, trong Luật thủ đô đã có một cơ chế là cơ chế đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo, cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mà có sử dụng một phần ngân sách của thành phố.

Advertising

Không chỉ tổ chức chính quyền tinh gọn, chuyên nghiệp và hiện đại, mà rất nhiều cơ chế đặc thù, tăng quyền và giao quyền cho Hà Nội triển khai thực hiện các lĩnh vực, sẽ là động lực quan trọng cho Hà Nội phát triển.

Hà Nội là Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ, tỏa sáng những giá trị văn hóa. Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, Đặc biệt, Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa.

PV: Theo đánh giá của tiến sĩ thì Luật Thủ đô đã tháo gỡ những điểm vướng trước đây và thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa như thế nào?

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: Tôi thấy việc phát triển bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của Luật thủ đô là một trong những trụ cột rất quan trọng của Luật thủ đô sửa đổi năm 2024. Trong đó, có quy định về việc trao quyền cho Thủ đô trong việc phát triển trung tâm văn hoá để ưu tiên phát triển thủ đô. Quy định cụ thể về phát triển văn hoá Thủ đô được xác định là thủ đô có thể được xây dựng trung tâm phát triển công nghiệp văn hoá ở bãi sông, bãi nổi để phát huy hết tiềm năng của thủ đô ven sông. Trách nhiệm của nhà nước là phải tạo ra được các cơ sở hạ tầng để có thể thu hút các doanh nghiệp, thu hút văn nghệ sĩ để làm công tác nghệ thuật.

Một trong những điểm mới, là quy định về khu phát triển thương mại, khu thúc đẩy thương mại văn hoá, dựa trên mục tiêu là thúc đẩy các hoạt động thương mại, dựa trên hoạt động văn hoá vật thể và phi vật thể, dựa trên cộng đồng văn hoá dân cư nơi mà họ đã sinh sống lâu năm. Họ là những con người đã gìn giữ và phát triển văn hoá. Ví dụ, phát triển khu thương mại văn hoá phố cổ, làng nghề truyền thống nổi tiếng như bát tràng, lụa vạn phúc. Hiện nay, Bát Tràng đang có đề án xây dựng khu phát triển thương mại văn hoá bảo tàng sinh thái, tôi nghĩ đây chắc chắn sẽ là một điểm thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam để tìm hiểu cái văn hoá làm gốm.

Advertising

PV: Trong bối cảnh đô thị hóa, các đô thị lớn phải đối mặt với nhiều thách thức, như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu không gian xanh, vì vậy, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống mà còn hướng tới phát triển bền vững. Với những quy định trong Luật Thủ đô thì Hà Nội sẽ có những thuận lợi cơ bản gì trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị ngày càng văn minh, hiện đại hơn?

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: Tôi thấy vấn đề cải tạo và chỉnh trang đô thị luôn luôn là vấn đề nóng của thủ đô chúng ta. Chúng ta đã thay đổi tư duy là xây dựng kết hợp cải tạo chỉnh trang đô thị theo định hướng giao thông, tập trung vào giao thông công cộng. Ví dụ, toàn bộ cải tạo, chỉnh trang đô thị sẽ gắn với trục giao thông trong đô thị. Kết nối đô thị trung tâm với đơn vị vệ tinh, nó thay đổi hẳn bộ mặt đô thị gắn với việc phát triển khu dân cư cũng như khu thương mại lớn làm tăng giá trị của đất đai.

Chúng ta cũng có những quy định mới để giải đáp những vướng mắc trước đây trong việc di rời các cơ sở sản xuất và các cơ sở y tế không phù hợp với quy hoạch có thể tạo ra độc hại trong môi trường như vậy chúng ta sẽ phân loại ra có những cái giải pháp cụ thể để đảm bảo sau khi di rời. Sau khi di rời các quỹ đất chuyển giao cho thành phố để dùng cho việc phát triển không gian xanh, không gian công cộng của người dân.

Không gian xanh được coi như lá phổi của đô thị và là một trong những loại hình không gian công cộng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Thủ đô. Với những tác động tích cực từ Luật Thủ đô, những không gian xanh công cộng ở Hà Nội sẽ được đầu tư cải tạo, xây dựng mới. Ngoài việc làm mới các không gian cũ, Hà Nội đang triển khai xây dựng thêm 9 công viên mới với quy mô lớn.

PV: Đầu tư cho giáo dục Thủ đô là một vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm. Luật Thủ đô có những quy định đặc thù và phân quyền cho đầu tư vào phát triển giáo dục như thế nào, thưa bà?

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: Theo tôi, giáo dục cùng với khoa học công nghệ là 2 quyết sách của đất nước, cũng là chính sách quan trọng của thủ đô. Lần này trong lĩnh vực giáo dục thì Luật thủ đô cũng trao một số quyền cho chính quyền thủ đô để thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục. Như là Luật thủ đô cũng trao cho chính phủ quy định về việc trao cho cơ sở giáo dục công lập, phổ thông được liên kết với cơ sở giáo dục của nước ngoài. Cho đến nay thì theo luật giáo dục thì không cấm nhưng nghị định của Chính phủ thì chưa cho phép các cơ sở công lập mà mới chỉ dành cho các cơ sở dân lập để họ được liên kết. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thủ đô thì việc liên doanh, liên kết với các cơ sở nước ngoài để con em chúng ta có thể được thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến. Thứ hai là được tiếp tục phát triển giáo dục chất lượng cao, thực tế qua các năm chúng ta thực hiện rất tốt, đáp ứng được nhu cầu khác nhau đặc biệt trong giáo dục đào tạo một lớp người lao động có nền tảng tốt từ chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục trường liên cấp từ mầm non đến hết trung học phổ thông để các em có thể tiếp cận liên tục nội dung chương trình và công nghệ giáo dục tốt.

Về đầu tư nguồn lực: Tôi thấy đây cũng là câu chuyện vướng mắc, chúng ta trong Luật thủ đô đã có những cái ưu đãi rất tốt cho các nhà dầu tư nếu họ đầu tư vào các cơ sở giáo dục ở những nơi địa bàn khó khăn, đầu tư vào trường chất lượng cao, trường học liên cấp thì đấy cũng là những đối tượng sẽ được hưởng ưu đã về thuế, đất đai, thuê mặt bằng

Furniture

PV: Thưa tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, qua cuộc trò chuyện vừa rồi, thì chúng ta có thể thấy Hà Nội được trao nhiều quyền với nhiều cơ chế đặc thù cho đầu tư, phát triển nhiều lĩnh vực được quy định trong Luật Thủ đô. Hôm nay, Luật Thủ đô bắt đầu được thi hành. Theo đánh giá của bà thì Hà Nội đón nhận Luật Thủ đô như thế nào? Cá nhân bà kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực của Hà Nội từ Luật Thủ đô?

Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai: Gần đây nghị quyết của Đảng về tinh gọn bộ máy, về khoa học công nghệ nó là chung. Những vấn đề này được thể hiện trong Luật thủ đô nhưng về sau sẽ phải là thể chế chung cho cả nước mà thủ đô sẽ là người đi trước, là người đi đầu để tiên phong đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, tôi nghĩ là muốn Luật thủ đô đi vào được cuộc sống thì đầu tiên là sự quyết tâm của chính trị, chính quyền, Đảng và nhân dân thủ đô. Đồng hành cùng nhân dân thủ đô sẽ là sự kỳ vọng, hỗ trợ của các địa phương trong vùng thủ đô. Điển hình như hiện nay rất nhiều thành phố như TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng cũng đang thực hiện nhiều nghị quyết có tính đặc thù và có nhiều điểm tương đồng với Luật thủ đô và địa phương cũng sẽ đồng hành và giúp việc triển khai có thêm kinh nghiệm phong phú

Tôi cho rằng yếu tố để giúp cho Luật thủ đô đi vào được cuộc sống chính là chúng ta luôn khát vọng, từng người dân thủ đô mong muốn được đổi mới một cách thật sự bằng chính bản thân việc phát huy những năng lực và tiềm năng đã được khơi thông của Luật thủ đô của từng người, từng tổ chức, từng cá nhân, từng doanh nghiệp và của cả chính quyền

Uniform, Team, Crowd

Chỉ đạo nội dung: Nguyễn Kim Khiêm

Chỉ đạo sản xuất: Nguyễn Trung Sơn

Biên tập: Hoàng Mạnh

Thiết kế: Hoàng Minh - Thanh Nga

Kỹ thuật đa phương tiện: Việt Cường

© Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội