Font
Happy, Font
Happy, Font

“Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” là diễn đàn do Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 16/11/2024 sau tuyến tin bài phóng sự phản ánh với thông điệp “Nhà là để ở, không phải để đầu cơ”.

Diễn đàn có sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành về pháp lý, kinh tế, bất động sản với hai nội dung chính: Tham luận tổng quan các chính sách, pháp lý hiện hành tác động đến thị trường bất động sản và tọa đàm bàn tròn phân tích và đề xuất các giải pháp lành mạnh, minh bạch hóa thị trường bất động sản.

Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tới quý vị các ý kiến thảo luận để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thị trường bất động sản, cùng những giải pháp đề xuất của các chuyên gia với mục đích lành mạnh hoá thị trường và xử lý các “điểm nghẽn” trong thể chế cũng như các hoạt động phát triển thị trường bất động sản lành mạnh theo nhu cầu thực của người dân.

Font

Trong gần 4 tiếng, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng và 10 chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản đã cùng trao đổi, phân tích làm rõ những vấn đề còn tồn tại khiến thị trường bất động sản chưa phát triển lành mạnh. Những thông điệp mạnh mẽ đã được các diễn giả đưa ra cho thấy bức tranh toàn cảnh của thị trường bất động sản hiện nay.

Font

Phát biểu khai mạc diễn đàn, nhà báo Nguyễn Kim Khiêm - Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đặt vấn đề: "Điều gì đang xảy ra với thị trường bất động sản?"

Cơ quan chức năng đã chỉ ra tình trạng đầu cơ, trả giá cao rồi bỏ cọc trong các cuộc đấu giá để tạo mặt bằng giá áo nhằm trục lợi, thao túng thị trường. Nếu tình trạng này không được nhận diện, không được kiểm soát và có giải pháp thích hợp để những "cơn sốt ảo" đẩy bất động sản lên một mặt bằng giá mới sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với nền kinh tế cũng như xã hội.

Từ góc độ an ninh trật tự, liệu đã đến lúc cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, cơ quan an ninh kinh tế cần vào cuộc mạnh mẽ để làm rõ những hiện tượng đầu cơ không lành mạnh, những hành vi thao túng giá, những hành vi lũng đoạn làm cho thị trường bất động sản trở nên méo mó và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội. Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể chấp nhận trở thành con tin của những kẻ lũng đoạn và thổi giá. Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể coi hành vi thổi giá, lũng đoạn thị trường là hoạt động kinh tế mà có thể nhìn nhận đó là tội phạm kinh tế".

Property, Building, World, Skyscraper, Font, Community

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) khẳng định: “Thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển lành mạnh. Thị trường bất động sản Việt Nam nếu phát triển lành mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp người dân có thể mua nhà phù hợp túi tiền, giúp người nghèo được ở nhà ở xã hội còn người không có điều kiện mua nhà thì cũng có đủ tiền thuê nhà để ở”.

Theo ông Ngô Trí Long, cần điều chỉnh chính sách thuế đối với bất động sản nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ và đảm bảo thị trường ổn định.

Chính sách thuế đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường bất động sản, nhằm điều tiết thị trường, giúp duy trì sự ổn định, khuyến khích đầu tư và phát triển bền vững. Chính sách thuế không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản mà còn điều chỉnh hành vi của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người mua, từ đó tác động đến cung cầu và sự ổn định của thị trường. Tuy nhiên, cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc thiết lập và thực thi các chính sách thuế để không gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các bên liên quan trong thị trường bất động sản.

Glasses, Microphone, Font

Tại diễn đàn, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định: "Giá nhà, đất nhảy múa. Tôi dùng từ gọi là nhảy múa khiến cho xã hội bất an và người dân cũng bất an. Một số địa phương tổ chức đấu giá đất, như huyện Hoài Đức giá 133 triệu/m2, huyện Thanh Oai hơn 100triệu/m2, khủng khiếp quá.

Việc trả đất đấu giá cao dẫn đến kích sóng đất nền khu vực thiết lập một mặt bằng giá mới. Điều này làm cho chúng ta bất an và gây hệ lụy tiêu cực của xã hội. Câu chuyện này chúng ta không vội vàng khẳng định là có đầu cơ thổi giá hay không, nhưng chắc chắn là có dấu hiệu về câu chuyện như vậy. Cho nên rất cần các cơ quan công luận, các nhà làm hoạch định chính sách cũng như các cái cơ quan thực thi pháp luật, chính quyền địa phương phải can thiệp. Chúng ta không thể để tình trạng này diễn ra như vậy".

Urban design, World, Suit, Community

TS Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: “Vấn đề giá tăng làm cho khả năng tiếp cận nhà ở của người mua giảm, đặc biệt là phân khúc nhà ở phù hợp thu nhập. Mặt khác, các phân tích về dữ liệu thị trường cho thấy, xuất hiện tình trạng đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở và phát sinh giao dịch bất động sản thiếu minh bạch. Chưa kể, tình trạng dự án "đắp chiếu" vẫn là thách thức lớn với thị trường, khiến thanh khoản của thị trường và lòng tin của người mua nhà bị giảm sút. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương có phương thức điều tiết thị trường, quản lý, giám sát chặt chẽ”.

Public address system, Microphone, Podium, World, Gesture, Lectern, Spokesperson

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: "Thị trường bất động sản đang tồn tại cơ cấu nhà ở chưa hợp lý, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2021 đến nay, phân khúc nhà ở có giá bán dưới 3 tỉ đồng hoàn toàn vắng mặt trên thị trường. Còn nhà ở xã hội, đến nay cũng chỉ có khoảng 12.000 căn. Thị trường đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, dẫn đến sự phát triển không ổn định, thiếu bền vững".

Motor vehicle, Gesture

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Nguyên trưởng khoa tài chính quốc tế - Học viện tài chính: “Nhu cầu mua nhà quá lớn trong khi nguồn cung ít. Quyền lực thị trường nằm trong tay người bán, cầu lớn nhưng cung hạn chế. Chủ đầu tư chủ yếu là vốn huy động nên việc giảm giá là rất khó. Bởi vậy, giá vẫn cứ tăng. Chính vì vậy, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh, vấn đề quan trọng là tăng nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội. Chính phủ cần thay đổi cách thức, có cơ chế quản lý hiệu quả để phát triển nhà ở xã hội”

Microphone, Human, Gesture

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia: “Giá bán quá cao khiến người dân ngại vay mua nhà, dẫn đến dư nợ cho vay nhà ở chỉ tăng 4,6% trong 9 tháng đầu năm. Nguyên nhân chính là người dân thấy giá nhà quá cao nên họ phải chọn cách trì hoãn và chờ đợi thị trường có sản phẩm giá phải chăng”

Urban design, Plant, Sky, Building, Cloud, Skyscraper, Tableware, Travel

TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế: “Việc đầu cơ bất động sản gây hệ lụy làm thị trường bất động sản méo mó nên cần áp dụng nhiều công cụ để điều chỉnh, trong đó có việc đánh thuế tài sản. Ngoài ra, cần xác định được phương pháp liên quan đến giá đất, giá bất động sản. Nếu không, mọi công cụ áp dụng đều vô nghĩa hoặc chỉ là hình thức. Cần áp dụng thuế tài sản, cứ có tài sản là đánh thuế càng sớm càng tốt"

Glasses, Microphone, Gesture, World, Spokesperson

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: “Cần đánh thuế tài sản, đánh thuế liên quan đến đất và nhà. Tiếp đó là đánh thuế liên quan đến giá trị thay đổi tăng lên của đất và nhà. Việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ thời điểm áp dụng bởi hiện nay, doanh nghiệp và thị trường đang gặp khó khăn, nếu như đánh thuế sẽ gặp khó khăn hơn.”

Ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng): “Bộ Xây dựng đặt vấn đề cần nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung chính sách thuế bất động sản, thuế giao dịch bất động sản, thuế sở hữu bất động sản, chứ không gắn với nội dung "đánh thuế nhà thứ 2". Việc điều chỉnh thuế giao dịch, thuế chuyển nhượng, thuế sử dụng bất động sản là cần thiết".

World, Product, Skyscraper, Gesture, Font, Building, Publication

Vụ trưởng Vụ đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Đoàn Thị Thanh Mỹ: “Các dự án bất động sản sẽ tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành đến năm 2026, song phải đảm bảo sự minh bạch trong thông tin. Hệ thống pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện để tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định. Bà lưu ý rằng những cải cách này sẽ giúp làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia thị trường”.

Building, Microphone, Skyscraper, Font

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa: “Luật Đất đai 2024 có những điểm mới quan trọng sẽ góp phần minh bạch trong tiếp cận đất đai, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Điển hình là đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định rõ ràng về phương thức tiếp cận đất đai; quy định cụ thể hơn quyền của người sử dụng đất; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất; đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất đai.”

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” đề cập đúng và trúng những vấn đề đang đặt ra của thị trường bất động sản hiện nay. Nội dung trao đổi của các nhà quản lý, đại biểu quốc hội và chuyên gia sẽ được Đài Hà Nội tổng hợp gửi tới Chính phủ và các bộ, ngành chức năng nhằm đóng góp những khuyến nghị chính sách thực tiễn, thúc đẩy một hành lang pháp lý ổn định và tạo điều kiện phát triển minh bạch, bền vững cho thị trường bất động sản. 

Biên tập: Huy Tú

Thiết kế: Thanh Nga - Hoàng Minh

Kỹ thuật đa phương tiện: Việt Cường

© Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội